Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một trong những dược liệu quý hiếm nhất và được người tiêu dùng mua sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về sức khỏe.

Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) – về cơ bản – là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Khi những loại nấm ký sinh này tấn công vật chủ, chúng sẽ thay thế mô của nó và nảy mầm những thân dài, mảnh mọc bên ngoài cơ thể vật chủ.

Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất.

Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn, phần còn lại của côn trùng vẫn nằm dưới mặt đất. ĐTHT được thu hái bằng tay, phơi khô và sử dụng.

Đông trùng hạ thảo tự nhiên chỉ phát hiện vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m như các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam thuộc Trung Quốc.

Phần “thảo” là nấm nhô lên khỏi mặt đất của ĐTHT tự nhiên

đông trùng hạ thảo

Đông trùng Hạ thảo tự nhiên đã được phơi khô

Tác dụng của đông trùng hạ thảo
Đông Trùng Hạ Thảo chứa Cordycepin, Adenosine, D-manitol, Polysaccharide, Acid amin, nguyên tố Selen, Các acid béo, các nguyên tố vi lượng, giàu vitamin đã tạo nên giá trị về công dụng của ĐTHT vô cùng đa dạng, cụ thể:

  • Đông trùng hạ thảo tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng thông qua đó tạo sức khỏe tốt hơn cho người sử dụng.
  • Đông trùng hạ thảo kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa các loại virus viêm gan B, Lao, AIDS xâm nhập vào cơ thể.
  • Chống lão hóa
  • Chống khối u tiềm năng
  • Hỗ trợ điều trị ung thư, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân điều trị xạ trị.
    Đông trùng hạ thảo bảo vệ tim mạch, hạ huyết áp, chống lại sự thiếu máu cơ tim.
  • Đông trùng hạ thảo điều trị bệnh thận hư, chống lại sự suy thoái thận, điều trị bệnh tiểu đường
  • Đông trùng hạ thảo điều trị liệt dương, di tinh, giúp tăng cường sinh lý.
  • Hỗ trợ điều trị thoái hóa, đau nhức xương khớp.
  • Tác dụng đặc trị ho hen, ho có đờm.

Hiện nay, Đông trùng Hạ thảo tự nhiên vùng Tây Tạng rất đắt đỏ và hiếm nên tình trạng làm giả bằng chất liệu khác khác hoặc dùng nấm nhìn tương tự nhưng không phải ĐTHT là rất nhiều. Để tìm mua đúng Đông trùng hạ thảo tự nhiên thật cũng rất rủi ro.

Do đó, một số cơ sở, viện nghiên cứu tại Trung Quốc cũng như Việt Nam đã nghiên cứu nuôi trồng Đông trùng Hạ thảo và đã thành công, nhận định chất lượng đạt từ 60% đến 70% so với ĐTHT tự nhiên Tây Tạng nhưng giá thành thấp hơn rất nhiều lần, tạo cơ hội cho người cần dùng được dễ dàng dùng ĐTHT hơn.

Đông trùng Hạ thảo nuôi trồng

Đông trùng Hạ thảo kế hợp với ẩm thực tạo ra những món ăn bổ dưỡng – bài thuốc quý có công dụng rất tốt với khỏe, ví dụ các món tiềm hầm có Đông trùng Hạ thảo.

Ai nên dùng Đông trùng Hạ thảo?

Sở dĩ ĐTHT được nhiều người sử dụng như vậy là công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cụ thể hơn về công dụng của đông trùng hạ thảo giúp chăm sóc, bồi bổ cho hầu hết các đối tượng già trẻ lớn bé:

  • Người đang ốm:

Khi đang bệnh, cơ thể chúng ta sẽ suy giảm thể lực và sức đề kháng. Lúc này, bổ sung trùng thảo sẽ giúp bồi bổ và cơ thể sẽ mau chóng hồi phục. Không những vậy, người khỏe mạnh cũng có thể dùng để phòng bệnh tật.

  • Người yếu sinh lý:

Đông trùng Hạ thảo có công dụng điều trị liệt dương, di tinh, giúp tăng cường sinh lý.

  • Người không hấp thu chất dinh dưỡng, gầy yếu và suy dinh dưỡng:

Có những người dù ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không hấp thụ được. Vì vậy, cơ thể sẽ gầy yếu và trông thiếu sức sống. Nếu bạn sử dụng trùng thảo đúng cách, hệ tiêu hóa sẽ được cải thiện và giúp hấp thu tốt, tăng cân nhanh chóng.

  • Người lớn tuổi:

Đối tượng này được khuyến khích sử dụng ĐTHT nhiều nhất để chống lại các bệnh tật của tuổi già, bồi bổ gân cốt. Công dụng đông trùng hạ thảo với đối tượng này là làm chậm quá trình lão hóa, kích thích ăn ngủ ngon giấc.

Bào ngư

Bào ngư được xem là một trong những loại hải sản cao cấp nhất cùng với vi cá mập, hải sâm. Những món ăn chế biến từ bào ngư đều đắt đỏ và rất bổ dưỡng.

Bào ngư là một loại động vật thân mềm, có vỏ cứng, thường sinh sống ở các vùng nước lạnh ven biển trên khắp thế giới. Loại hải sản này có các chân nhỏ nhưng vô cùng dẻo dai, chúng có sức hút mạnh mẽ để bám vào bề mặt đá.

Thành phần dinh dưỡng: Trong 100g bào ngư chứa: chất đạm 17,05g; đường (carbonhydrat) 5,89g; chất béo 0,75g; cholesterol 84,7mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Chất đạm của bào ngư cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở mức tương đối cao như threonin 0,73mg; isoleucin 0,75mg; valin 0,7mg; axit glutamic 2,31mg.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, thịt bào ngư có vị mặn, tính ôn, có tác dụng bổ hư, tư âm, nhuận phế thanh nhiệt…

Bào ngư

Bào ngư tươi sống

Công dụng của bào ngư với sức khỏe con người:

Tăng cường chức năng gan

Thành phần của bào ngư có thể hỗ trợ các chức năng trao đổi chất của gan, ngăn ngừa tổn thương gan do sử dụng rượu thường xuyên.

Bên cạnh đó, loại hải sản này cũng giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cải thiện sức khỏe một cách tổng thể để các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Cải thiện hệ thống miễn dịch

Axit béo omega 3 có trong bào ngư cũng mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Loại axit béo này có thể tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu, từ đó làm tăng phản ứng miễn dịch cho cơ thể.

Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học cũng chứng minh được những người thường xuyên sử dụng omega 3 thường sẽ có xu hướng sống lâu hơn so với những người không hoặc dùng ít loại axit béo này.

Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Các thành phần omega 3, axit eicosapentaenoic (EPA) hay axit docosahexaenoic (DHA) đều được biết đến với tác dụng làm giảm nguy cơ dẫn tới các bệnh lý về tim mạch.

Omega 3 không chỉ có đặc tính chống viêm, giúp hỗ trợ cơ thể tránh khỏi các triệu chứng viêm đau khớp, giảm nguy cơ phát triển ung thư mà còn giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi đột quỵ, đồng thời giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh.

Giảm nguy cơ bị chuột rút

Chuột rút khiến bạn khó chịu, thậm chí trong một số trường hợp, hiện tượng này có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi sử dụng bào ngư thường xuyên có thể loại bỏ triệt để các vấn đề tê, mỏi, yếu cơ hoặc chuột rút. Lý do là bởi bào ngư có vai trò hỗ trợ lưu thông máu, từ đó giúp bổ sung năng lượng cho các cơ, làm giảm hiện tượng chuột rút, mệt mỏi…

Hỗ trợ quá trình giảm cân

Thành phần của bào ngư có chứa nhiều loại dầu tốt cho sức khỏe, đồng thời chúng lại có nồng độ cholesterol khá thấp. Nếu thường xuyên sử dụng bào ngư thì cơ thể của bạn sẽ được cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, phosporus có trong bào ngư cũng giúp tiêu hao chất béo và carbohydrate, giúp cơ thể chuyển hóa protein để cơ thể phát triển tốt mà không cần nạp thức ăn liên tục.

Bên cạnh đó, đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của bào ngư cũng sẽ giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo. Chính vì thế, bào ngư thường được xuất hiện trong các chế độ ăn kiêng hay chế độ ăn hỗ trợ các chức năng trao đổi chất khác nhau của cơ thể.

Ngăn ngừa sốt hiệu quả

Những cơn sốt kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định, bạn cũng có thể tham khảo cách hạ sốt bằng bào ngư nhé. Sử dụng thực phẩm này được xem là cách khá hữu hiệu giúp người bệnh cắt sốt nhanh chóng.

Hỗ trợ chức năng thận

Phosporus là một thành phần có nhiều trong bào ngư. Đây là một hoạt chất rất tốt cho sức khỏe của thận. Nó có thể hỗ trợ quá trình bài tiết, giúp loại bỏ chất thải một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, sử dụng bào ngư cũng giúp tăng tần suất đi tiểu, từ đó hỗ trợ cân bằng nồng độ axit uric, thải muối thừa, chất béo hay nước.

Điều hòa chức năng của tuyến giáp

Lượng i-ốt trong bào ngư khá dồi dào. Đây là một khoáng chất có vai trò quan trọng đối với não bộ, đồng thời có ảnh hưởng tới các hoạt động của tuyến giáp và duy trì mức năng lượng tối thiểu cho cơ thể.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chiết xuất bào ngư có đặc tính ngăn ngừa ung thư bằng cách tiêu diệt các tế bào khối u.

Mặc dù cơ chế chính xác của việc phòng ngừa ung thư của loại thực phẩm này chưa được xác định, thế nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất nội tạng bào ngư có thể ức chế sự phát triển của khối u, đồng thời hỗ trợ chức năng của các tế bào sinh học. Ngoài ra, hoạt chất phosporus trong bào ngư cũng được xem là có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú.

Bảo vệ cột sống và xương

Trong thành phần của bào ngư có chứa nhiều canxi, glycosaminoglycans có tác dụng bảo vệ sự liên kết của các mô và thúc đẩy các khớp khỏe mạnh. Chính vì thế, sử dụng bào ngư thường xuyên, lâu dài sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đau khớp, giảm viêm, giảm hao mòn tự nhiên do tuổi tác gây nên.

Ngoài ra, các khoáng chất có trong loại thực phẩm này cũng có tác dụng hỗ trợ cấu trúc của xương, ngăn ngừa một số bệnh liên quan tới xương khớp như chấn thương khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương…

Hỗ trợ tăng cường thị lực

Một trong số những tác dụng của bào ngư đó chính là hỗ trợ tăng cường thị lực. Sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên có thể giúp bạn duy trì đôi mắt sáng, khỏe. Bên cạnh đó, bào ngư cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh về mắt như mờ mắt, quáng gà, đục thủy tinh thể…

Tốt cho sức khỏe của tóc, răng và móng

I-ốt có trong bào ngư có thể hỗ trợ tóc, răng và móng khỏe hơn, ngăn ngừa sự gãy rụng của tóc.

Nguồn: Tổng hợp

Bát trân

Bát trân vốn là một khái niệm, tên gọi xuất hiện từ thời nhà Chu (1121 – 221 trước Công nguyên) thuộc Trung Quốc ngày nay để chỉ tám món trân quý, tám báu vật ẩm thực. Theo thời gian, văn hóa, qua các triều đại, bát trân có sự thay đổi, tuy nhiên vẫn là những món ăn được xếp vào loại quý hiếm, đắt đỏ mà thường chỉ dành cho Vua chúa hoặc tầng lớp thượng lưu.

I. Bát trân triều đại Nhà Chu:

  1. Nước sốt thịt và mỡ phủ trên cơm
  2. Lợn sữa hầm, chiên lửa nhỏ
  3. Thịt cừu hầm tẩm bột chiên giòn
  4. Thịt bò, cừu và thăn hươu nướng
  5. Thịt bò sống và thịt cừu nấu với rượu và đường,
  6. Thịt bò khô tẩm gia vị
  7. Gan cừu
  8. Gan chó (có thể là sói).

Cũng trong thời Nhà Chu, Bát trân cũng còn đề cập đến tám loại gia súc và thịt động vật như:  Cừu, nai sừng tấm, hươu, nai rừng, ngựa, lợn, chó và chó sói.

Bát trân thời Nhà Chu là các loại thực phẩm cùng cách nấu nướng khá đơn giản khá gần gũi cuộc sống hoặc không phải là loại quá quí hiếm như về sau. Có lẽ trước Công nguyên, cuộc sống cũng đơn giản và khó khăn nên các loại thực phẩm trên cũng đã là quý mà dân thường ít được thưởng thức. Tài liệu về bát trân thời kỳ này cũng không cụ thể và chi tiết.

II. Các triều đại Tống – Nguyên – Minh

Bát trân thời nhà Tống:

  • Gan rồng (có thể là gan của cá hoặc tê tê, hoặc gan của rắn, một số ý kiến nghiên cứu cho rằng đó là gan của một con ngựa bạch)
  • Tủy phượng hoàng (có thể là tủy hoặc não của chim trĩ đực vàng),
  • Bào thai báo,
  • Đuôi cá chép (Theo phân tích thì không phải đuôi cá chép, vì đuôi cá chép không có gì đặc biệt, không quý hiếm, có thể là đuôi của tê tê, vì con tê tê đã được gọi là ” cá chép”thời cổ đại),
  • Cú nướng,
  • Môi đười ươi (hoặc thịt khô trên mặt nai sừng tấm),
  • Tay gấu,
  • Ve sầu chiên giòn (?)

Bát trân thời nhà Nguyên: Có tám báu vật của Phương Bắc (hoặc tám báu vật của Mông Cổ):

  1. Pho mát tinh luyện
  2. Rượu sữa ngựa
  3. Móng lạc đà rừng
  4. Môi hươu
  5. Cháo sữa lạc đà
  6. Thiên nga nướng
  7. Sữa của cừu tía
  8. Sữa ngựa

Bát trân thời nhà Minh (giống thời nhà Tống):

  • Gan rồng (có thể là gan của cá hoặc tê tê, hoặc gan của rắn, một số ý kiến nghiên cứu cho rằng đó là gan của một con ngựa bạch)
  • Tủy phượng hoàng (có thể là tủy hoặc não của chim trĩ đực vàng),
  • Bào thai báo,
  • Đuôi cá chép (Theo phân tích thì không phải đuôi cá chép, vì đuôi cá chép không có gì đặc biệt, không quý hiếm, có thể là đuôi của tê tê, vì con tê tê đã được gọi là ” cá chép”thời cổ đại),
  • Cú nướng,
  • Môi đười ươi (thịt khô trên mặt nai sừng tấm),
  • Tay gấu,
  • Ve sầu (có lẽ là pho mát giòn cao cấp hình giống ve sầu)

III. Bát trân thời nhà Thanh: Bát trân của triều đại Nhà Thanh có nhiều khái niệm:

Bát trân (khái niệm chung)

  • Hải sâm
  • Vi cá mập,
  • Xương (loại xương cá giòn sụn)
  • Bụng cá (hoặc bóng cá),
  • Tổ Yến
  • Tay gấu
  • Gân hươu
  • Sâu (?)

bát trân

Bát trân của đặc sản núi rừng và sông biển:

  • Núi rừng: Tay gấu, nhung hươu, mũi tê giác hoặc chân voi, bướu, cầy mèo, bào thai báo, vú sư tử.
  • Sông biển: Vi cá mập, bào ngư, môi cá, hải sâm, baba, sò điệp, cá chiên giòn, ếch.

Bát trân của bốn loại thực phẩm:

  • Rừng: Tay gấu, bướu, nấm, môi đười ươi, vòi voi, bào thai báo, đuôi tê giác, gân hươu
  • Biển: Yến sào, vi cá mập, hắc sâm lớn, cá chạch, xương cá, bào ngư, hải cẩu, cá con (chưa rõ)
  • Chim: Nhạn đỏ, chim cút, gà gô, chim sẻ sặc sỡ (có thể là chim công), chim bồ câu rùa, đại bàng đầu đỏ, phi long (một loại chim gọi là gà gô hạt phỉ trong các khu rừng Đông Bắc Trung Quốc),
  • Rau nấm: Nấm hầu thủ, nấm trắng, nấm tre, nấm tổ lừa, nấm bụng dê, nấm hoa, nấm đông cô, hoa loa kèn.

IV. Thời Trung Hoa Dân Quốc:

Thời ttieeps theo sau nhà Thanh, Bát trân trong ẩm thực mỗi vùng một khác và có nhiều loại hơn, nhưng tựu trung theo ẩm thực Bắc Kinh là tám loại sau: Môi đười ươi, Tổ yến, bướu, tay gấu, nấm lớn, bào thai báo, gân nai, ếch

Các vùng khác như Yên Đài, Sơn Đông thì thêm/ thay các loại: Bào ngư, hải sâm, sò điệp, baba, cầy hương mèo, vịt trời, măng tứ xuyên,

V. Thời xưa ở Việt nam (Các triều đại Vua chúa):

Bát trân bao gồm: Nem công, chả phượng, da tê giác, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và yến sào.

Nhiều trong số Bát trân trước đây giờ là động vật được bảo vệ và nghiêm cấm săn bắn giết hại trên phạm vi Quốc tế, chẳng hạn như gấu, voi, đười ươi, báo, tê giác, tê tê, cú, hải cẩu, cá con, v.v. trên. Ngày nay những con vật tự nhiên này không thể được đưa vào Bát trân.

Do vậy, trong thời hiện đại, khi chưa có những quy định chặt chẽ về bảo tồn động vật quý hiếm, bát trân là:

Tay gấu, tê tê, gân nai, tổ yến, bào ngư, vi cá, hải sâm, sâm cầm

Hiện nay, sau khi có quy định về bảo tồn động vật quý hiếm, ở Việt nam ngày nay có thể đưa ra tám món bát trân như sau:

Gân nai, tổ yến, bào ngư, vi cá, hải sâm, ba ba, sâm cầm, nấm quý

Các loại thực phẩm trên thường được chế biến cùng các loại thảo dược, gia vị quý hiếm như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm, sá sùng …

Các nguồn tham khảo:

https://zh.wikipedia.org/wiki/八珍

https://zhuanlan.zhihu.com/p/332019286

Nguồn khác

Bài viết nghiên cứu của NguThien.com – vui lòng dẫn nguồn NguThien.com khi sử dụng lại nội dung này

Cá hồi đỏ

Cá hồi đỏ – Sockeye salmon (tên khoa học Oncorhynchus nerka) là loài cá hồi Thái Bình Dương phổ biến thứ ba, sau cá hồi hồng (Pink salmon) và cá hồi Chum. Loài cá hồi này phân bố chủ yếu khoảng phía nam cũng như sông Columbia ở đông Thái Bình Dương.

Cá hồi đỏ

Cá hồi đỏ được xem là một trong số các loài có tập tính sống kỳ lạ và bí ẩn nhất trong thế giới động vật. Chúng sống được ở các môi trường nước khác nhau như ngọt, lợ và mặn. cá hồi sockeye thích các lưu vực sông với hồ và thường sống ba năm trong trong môi trường nước ngọt trước khi đi xuống hạ lưu để ra đại dương.

Cá hồi Sockeye sống ở Bắc Thái Bình Dương – từ Bắc California đến Sông Columbia ở Oregon dọc bờ biển phía Tây đến British Columbia và Alaska và sau đó đến phía bắc Nhật Bản.

Khi chúng đạt đến độ trưởng thành và đã sẵn sàng sinh sản, chúng bắt đầu quay về phía dòng sông nơi cúng đã xuất phát, bơi ngược sông để sinh sản. Khi về môi trường nước ngọt ở sông Adams Bristish – Canada, thân cá chuyển dần sang màu đỏ, đầu cá lại có màu xanh lục.

Đây là cuộc di cư để sinh sản của hàng triệu con cá hồi sockeye. Cứ mỗi bốn năm (2010,2014…) lại có một cuộc di cư ồ ạt với số lượng lớn hơn hẳn năm thường.

Từ khoảng giữa tháng 11, hàng chục triệu con cá hồi đỏ lại vượt quãng đường hơn 4.000 km từ đại dương về khu vực sông Adams và ngược lên thượng nguồn để sinh sản và chết.

Trong suốt quá trình di cư và sinh sản, chúng không hề ăn uống và  ngay khi giao phối và đẻ trứng, tất cả đều kết thúc vòng đời của mình tại dòng sông chúng đã được sinh ra.

Cá hồi đỏ, không giống như các loài cá hồi Thái Bình Dương khác, ăn động vật phù du trong giai đoạn sống ở cả nước ngọt và nước mặn.

Cá hồi sockeye có kích thước trung bình. Thịt đỏ tươi và rất thơm ngọt và được đánh giá là loại cá hồi ngon nhất.

Tổng hợp

error: Content is protected !!